Toggle Nav

Ý nghĩa ngày Tết Trung thu theo phong tục ở Việt Nam

ý nghĩa của tết trung thu
Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

    Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết trông trăng là một dịp lễ đặc biệt diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Đây là lễ hội truyền thống lâu đời gắn liền với văn hóa dân gian Việt Nam. Vậy ý nghĩa Tết Trung Thu là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

    1. Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

    Tết Trung Thu là một dịp lễ ý nghĩa trong phong tục Việt Nam. Cứ mỗi dịp vào ngày 15/8 âm lịch, các gia đình Việt sẽ cùng nhau thắp hương, dâng lễ vật cúng bái tổ tiên. Truyền thống Tết Đoàn viên không chỉ thể hiện lòng thành kính với bậc sinh thành mà còn tạo cơ hội để các thành viên trong gia đình đoàn viên và cùng nhau trò chuyện, chia sẻ về cuộc sống và gắn kết tình cảm.

    ý nghĩa ngày tết Trung Thu

    Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

    Ngoài ra, Trung Thu còn được biết đến là lúc mặt trăng tròn nhất, là thời điểm tiên đoán vận mệnh quốc gia. Theo dân gian, nếu trăng sáng có màu vàng là dấu hiệu của mùa màng bội thu, trăng màu xanh là điềm báo của thiên tai cần phòng tránh, còn nếu trăng màu cam thì là tín hiệu cho thấy trong này người dân sẽ được ấm no, hạnh phúc, đất nước hưng thịnh, thái bình.

    2. Tết Trung Thu cần chuẩn bị gì?

    Để có được một ngày Tết Trung Thu ý nghĩa và vẹn tròn, bạn có thể xem qua nhưng gợi ý bên dưới để chắc rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ các đồ vật cần thiết.

    2.1 Mâm cỗ

    Mâm cỗ của người Việt thường được chọn lọc kỹ lưỡng từ những loại quả, bánh ngon nhất với ý nghĩa đặc biệt. Điều này vừa thể hiện lòng thành kính và trang trọng, vừa thể hiện mong cầu cho cuộc sống sung túc ấm no.

    Trung Thu có ý nghĩa gì

    Mâm cổ Tết Trung Thu

    Một số món cơ bản thường có trong mâm cỗ Trung Thu Việt Nam là:

    • Bánh Trung Thu: Đây là loại bánh đặc trưng không thể thiếu trong mỗi dịp Trung Thu. Có hai loại bánh Trung Thu phổ biến là bánh dẻo và bánh nướng với nhiều loại nhân khác nhau. Họa tiết trên bánh thường là hoa, lá hay những chữ mang ý nghĩa hạnh phúc ấm no.
    • Mâm ngũ quả: Tự tay trang trí bày mâm quả dâng cúng gia tiên là truyền thống bao đời nay của người dân Việt Nam. Theo từng vùng miền mà mâm ngũ quả sẽ có những điểm khác biệt. Nhìn chung, năm loại quả thường được chọn để bày biện là chuối, lựu, bưởi, na (mãng cầu) và hồng. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa những loại quả mùa thu, quả chín mang tính âm và quả xanh mang tính dương mang ý nghĩa sự cân bằng của vũ trụ, tượng trưng cho mong ước may mắn và thịnh vượng của cả gia đình.
    • Bánh kẹo: Bánh kẹo trên mâm cỗ Trung Thu vô cùng đa dạng, thường được chọn theo sở thích của từng gia đình, đặc biệt là các bạn nhỏ.

    2.2 Hương đèn

    Khi bày biện mâm cỗ chỉn chu thì gia đình cần chuẩn bị hương đèn trang trọng để dâng lên cúng bái tổ tiên. Nghi thức này thể hiện truyền thống biết ơn, uống nước nhớ nguồn của dân tộc, đồng thời mang ý nghĩa mong cầu gia đình luôn hòa thuận hạnh phúc.

    ý nghĩa của ngày tết Trung Thu

    Gia đình sum họp thắp hương cho tổ tiên dịp Trung Thu

    2.3 Lồng đèn

    Những chiếc lồng đèn mỗi mùa Trung Thu gắn liền với ký ức của bao thế hệ trong mỗi dịp Tết Trung Thu đến. Đèn lồng có nhiều loại khác nhau mang những ý nghĩa sâu sắc.

    • Đèn ông sao: Ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho ngũ hành, mang ý nghĩa mong cầu sự hài hòa và cân bằng trong cuộc sống.
    • Đèn cá chép: Gắn liền với sự tích Cá chép hóa rồng, đại diện cho ý nghĩa của sự nỗ lực, kiên trì vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
    • Lồng đèn tròn: Mang ý nghĩa cầu chúc cho mùa màng bội thu.
    • Lồng đèn kéo quân: Biểu tượng của lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ.

    ý nghĩa tết Trung Thu

    Trẻ em rước đèn ông sao mỗi dịp Trung Thu đến

    Qua bài viết trên, bạn đã hiểu được phần nào ý nghĩa Tết Trung Thu trong văn hóa người Việt. Mùa Tết Đoàn viên này hãy dành thời gian để sum họp, cùng nhau tận hưởng trọn vẹn mọi khoảnh khắc bên gia đình nhé!