Chúng ta thường nghe nhiều về các sản phẩm có chất liệu từ vải satin, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang, vải satin được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, ít người có thể biết rằng vải satin còn được sử dụng để sản xuất các đồ dùng khác trong đời sống. Hãy cùng Liên Á tìm hiểu về loại vải satin để có thêm nhiều sự lựa chọn chất liệu vải trong quá trình mua sắm đồ dùng gia đình.
1. Vải satin là vải gì?
Từ thời trung cổ xa xưa, chất vải satin đã xuất hiện và được sử dụng phổ biến bởi tính mềm mịn và thoáng mát của vải. Vải satin có nguồn gốc từ các sợi tơ tằm, sợi cotton, sợi polyester… Chúng được dệt bởi kỹ thuật dệt vân đoạn tạo nên cấu trúc sợi vải chặt chẽ có sự đan kết giữa các sợi ngang và sợi dọc. Vải satin có độ óng ánh tự nhiên, đặc biệt bề mặt vải mịn màng và không bám bụi. Vải satin trong giai đoạn này thường được sử dụng để may quần áo, tư trang cho những gia đình quý tộc và giới thượng lưu.
Ảnh: Khái niệm về vải satin
2. Những đặc tính của vải satin
2.1 Vải satin có những ưu điểm nào?
Khi nhắc đến vải satin, chúng ta thường có liên tưởng về các loại vải có tính chất lụa óng ánh, mềm mịn hay các loại vải cotton có độ mềm mịn cao và có tính thấm hút cực tốt. Độ sáng bóng tối ưu của vải satin là một đặc trưng khá nổi bật và được sự yêu thích của người tiêu dùng. Vải satin không chỉ mang lại cảm giác mát mẻ trong ngày hè mà còn mang lại cảm giác vô cùng ấm áp khi đông đến.
Chính vì điều đó, vải satin đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hơn, ngoài may mặc, vải satin còn được tin dùng để sản xuất các sản phẩm chăn ga gối như ngày nay. Ngoài ra, chất vải satin cũng đa dạng về màu sắc. Bề mặt vải satin dễ dàng tạo ra các hoa văn thu hút, sang trọng giúp cho người tiêu dùng có nhiều sự chọn lựa với các gam màu vải theo sở thích và tính cách của họ.
Ảnh: Những đặc tính của vải satin
2.2 Những nhược điểm của vải satin là gì?
Vải satin với điểm ưu là độ bóng tốt, nhưng cũng là điểm hạn chế của vải trong việc giữ nếp theo kỹ thuật may, nên rất khó may tạo các kiểu dáng đa dạng. Ngoài ra, vải satin khá dễ rách và bắt lửa, nên trong quá trình giặt ủi cần phải lưu ý để tránh ảnh hưởng đến độ chất lượng và tính thẩm mỹ của vải.
3. Các loại vải satin được sản xuất phổ biến
Do đặc tính của vải satin, các nhà sản xuất đã kết hợp vải satin với một số chất liệu để tạo nên vải satin lụa, vải cotton satin và vải chiffon satin như hiện nay.
Ảnh: Các loại vải satin phổ biến trong đời sống
3.1 Vải satin lụa mềm mịn
Được dệt bằng lụa tơ tằm chất lượng cao, vải satin lụa thường có bề mặt vải tương đối về độ bóng mịn, có độ óng ánh và mềm mại cao. Bên cạnh đó, chất liệu vải lụa satin vô cùng nhẹ giúp cho người dùng cảm giác khá dễ chịu và không gây ra các hiện tượng như tích điện vào mùa đông hay các tình trạng bị cọ sát với da của bạn như các loại vải thông thường khác.
Ngoài việc ứng dụng vải lụa satin làm chất liệu may các sản phẩm như quần áo, khăn quàng cổ, khăn tay giúp người dùng được thoải mái và dễ chịu, thì chất vải này còn có thể sử dụng làm ra các bộ chăn ga gối cao cấp. Chúng không chỉ mang lại vẻ ngoài bắt mắt và sang trọng mà chất vải lụa satin này còn mang lại khả năng thoáng mát, nhẹ nhàng.
3.2 Vải cotton satin cao cấp
Cũng như các loại vải satin cao cấp, vải cotton satin cũng có độ láng bóng, mềm mịn tự nhiên và đặc biệt không bị nhăn nhúm khi giặt giũ. Vải cotton satin về bản chất cũng chính là một loại vải cotton truyền thống nhưng có sự khác biệt về kỹ thuật dệt. Kỹ thuật dệt vải cotton satin có mật độ sợi ít hơn nên về độ thông thoáng và hút ấm sẽ tốt hơn vải cotton thông thường.
Đặc biệt các sản phẩm được làm từ vải cotton satin có độ bền ổn định, an toàn đối với người sử dụng và ngăn chặn được các tình trạng dị ứng, kích ứng da nhờ tính năng thoáng khí và hút ẩm tốt của vải.
3.3 Vải chiffon satin
Vải chiffon satin là loại vải được kết hợp từ nhiều chất liệu tổng hợp như poly, nylon, satin… Loại vải này cũng có đặc điểm rất nhẹ, mỏng, không co giãn, không nhăn và có thể nhìn xuyên thấu. Ứng dụng của loại vải này thường được dùng để may đồ lót của nữ giới, áo dài hay các loại đầm váy.
4. Những ứng dụng của vải satin trong đời sống
Ảnh: Vải satin được ứng dụng trong đời sống
4.1 Vải satin được dùng trong may mặc
Một số trang phục phổ biến nhất được sản xuất từ chất vải satin không thể kể đến đó là đồ ngủ, đồ lót phụ nữ, váy cưới, áo sơ mi, áo khoác cho vận động viên bóng chày, quần short thể thao. Ngoài ra, chất vải này còn được sử dụng để may các đôi giày cho diễn viên múa ba lê, giày dép thời trang và các loại túi xách.
4.2 Vải satin được dùng trong lĩnh vực chăn ga gối đệm
Với các bộ chăn ga gối đệm được sản xuất từ vải satin cho ra những sản phẩm có độ mềm mại, thông thoáng, mang lại cho người dùng những trải nghiệm thật thoải mái, dễ chịu trong mỗi giấc ngủ của họ. Không những thế, các bộ chăn ga gối đệm từ vải satin có độ cuốn hút bắt mắt, sang trọng.
5. Hướng dẫn cách bảo quản vải satin
Ảnh: Hướng dẫn cách bảo quản vải satin
Những điểm cần lưu ý khi bảo quản vải satin
- Đọc kĩ mục hướng dẫn sử dụng vải satin trước khi dùng
Với mục hướng dẫn này, bạn sẽ nắm được thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng hay các cách giặt ủi chăn ga như thế nào cho phù hợp.
- Là, ủi các sản phẩm làm từ vải satin theo chú thích
Chất liệu lụa satin tương đối mỏng, mềm mượt và dễ cháy. Cho nên khi ủi bộ chăn ga gối bằng chất liệu này, bạn cần lưu ý phải lật mặt trong của vải để ủi để có thể giữ được độ sáng bóng và màu sắc tự nhiên của vải.
- Tuân thủ theo cách vệ sinh sản phẩm để tăng độ bền cho vải satin
Với chất vải lụa satin, bạn cần lưu ý không nên giặt máy cũng như sấy khô. Chỉ nên giặt bằng tay và phơi dưới ánh nắng nhẹ và chọn nơi thoáng mát. Ngoài ra, nếu giặt bằng máy, bạn nên điều chỉnh máy giặt ở chế độ phù hợp để đảm bảo cho độ bền của chăn ga.
Để giữ màu sắc của chăn ga bền màu thì trong lần giặt đầu tiên, bạn nên ngâm sản phẩm trong nước từ 6 giờ đồng hồ, sau đó tiến hành xả nhiều lần cho đến khi nước không còn đục nữa. Tiếp đến bạn hãy ngâm sản phẩm với bột giặt pha loãng, trong quá trình giặt hãy vắt nhẹ để tránh tình trạng bị nhăn nhúm. Còn ở những lần giặt sau bạn có thể giặt bình thường như nhiều loại chăn ga khác. Hy vọng qua bài viết trên, Liên Á đã cung cấp được những thông tin hữu ích đến với các bạn đọc đang muốn tìm hiểu về vải satin và các sản phẩm làm từ chất vải này.