Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Nó không chỉ là cách giúp cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, mà còn là thời gian để hồi phục năng lượng sau một ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được - dấu hiệu cảnh báo chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo. Vậy nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể gây ra những hậu quả gì?
1. Dấu hiệu tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày dài. Tuy nhiên, nhiều người lại gặp phải tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được khiến việc vào giấc trở nên khó khăn hơn. Những dấu hiệu phổ biến của tình trạng này bao gồm khó đi vào giấc ngủ dù đã nhắm mắt, giấc ngủ không sâu dễ dẫn đến tỉnh giấc giữa chừng, cơ thể mệt mỏi, trí nhớ giảm sút hay đau đầu khi thức dậy.
Nhắm mắt nhưng không ngủ được khá phổ biến
Thời gian ngủ thường ngắn hơn mức trung bình khiến ban ngày cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, dễ cáu gắt, lo lắng, khó tập trung và hay quên. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người gặp phải.
2. Nguyên nhân gây khó ngủ
Khó ngủ là tình trạng mà nhiều người gặp phải, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả yếu tố bên ngoài và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Hiểu rõ những nguyên nhân này sẽ giúp bạn tìm ra cách cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách hiệu quả hơn.
2.1 Yếu tố môi trường ngủ
Môi trường có tác động trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, những yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng hay tiếng ồn đều có thể khiến bạn nhắm mắt nhưng không ngủ được. Nếu bạn nhận thấy không gian ngủ chưa tối ưu, hãy cân nhắc thay đổi để tạo một môi trường dễ chịu giúp cải thiện giấc ngủ.
2.2 Yếu tố thói quen sinh hoạt
Một số thói quen hàng ngày cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ ngay cả khi cảm thấy mệt mỏi:
- Thay đổi nhịp sinh học: Ngủ trưa quá lâu, du lịch giữa các múi giờ hay công việc có giờ giấc không ổn định.
- Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Ánh sáng xanh từ điện thoại và máy tính khiến não bộ tỉnh táo, giảm sản xuất melatonin (hormone gây buồn ngủ).
- Thiếu hoạt động thể chất: Lười vận động làm cơ thể trở nên trì trệ và giảm khả năng dễ dàng đi vào giấc ngủ
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều chất béo trước giờ ngủ, ăn tối muộn, uống trà, cà phê hoặc rượu bia khiến cơ thể khó thư giãn.
2.3 Yếu tố tuổi tác
Khi tuổi tác tăng, lượng hormone HGH trong cơ thể sẽ giảm dần làm khả năng phục hồi và giấc ngủ không sâu. Người lớn tuổi thường gặp tình trạng nhắm mắt nhưng khó ngủ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Người lớn tuổi thường gặp tình trạng khó ngủ
2.4 Yếu tố bệnh lý
Tình trạng khó ngủ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
- Bệnh về tim mạch, viêm khớp: Gây cảm giác đau nhức khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ.
- Trào ngược dạ dày thực quản, bệnh về tuyến giáp: Các triệu chứng khó tiêu hoặc rối loạn hormone gây khó chịu và mất ngủ.
- Các rối loạn về thần kinh, tâm lý: Trầm cảm, lo âu hoặc stress mãn tính làm não bộ không thể thư giãn để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị trầm cảm, giảm đau hoặc điều trị hen suyễn cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ
3. Nhắm mắt nhưng không ngủ được có sao không?
Khi không thể ngủ đủ giấc trong thời gian dài, các cơ quan trong cơ thể không được nghỉ ngơi và phục hồi dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nhắm mắt nhưng không ngủ được dẫn đến nguy cơ bệnh lý
Các nguy cơ bệnh lý có thể kể đến như:
- Tăng huyết áp và bệnh tim mạch do huyết áp dễ tăng cao gây áp lực lên hệ tim mạch.
- Tăng cân và da lão hóa nhanh do rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, khiến da thiếu độ đàn hồi, dễ nổi mụn và xuất hiện nhiều nếp nhăn.
- Não bộ không được nghỉ ngơi đủ gây suy giảm trí nhớ và mất khả năng tập trung, đồng thời gia tăng nguy cơ trầm cảm với các biểu hiện như lo âu hay stress.
4. Làm sao để cải thiện chất lượng giấc ngủ?
- Thay đổi không gian ngủ
Điều chỉnh không gian ngủ có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ bằng cách sử dụng chăn ga gối đệm có chất liệu thoải mái và điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức phù hợp. Ánh sáng cũng nên được giảm bớt thông qua rèm tối màu hoặc đeo bịt mắt.
- Thói quen sinh hoạt
Tránh ăn các món có nhiều chất béo, không uống cà phê, trà và rượu bia gần giờ đi ngủ, hạn chế dùng thiết bị điện tử vào ban đêm, duy trì thời gian ngủ trưa ngắn để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.
- Cải thiện giấc ngủ bằng thuốc (nếu cần)
Nếu tình trạng mất ngủ liên quan đến bệnh lý, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh bệnh tình nghiêm trọng hơn.
- Thực hiện các liệu pháp thư giãn
Những liệu pháp thư giãn như massage, thiền, yoga hoặc ngâm chân trong nước ấm giúp bạn thư giãn tinh thần để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Dùng nệm gối phù hợp và chất lượng
Sử dụng nệm gối chất lượng và phù hợp với thói quen ngủ của bạn không chỉ mang lại sự thoải mái mà còn nâng đỡ tối ưu cho tư thế ngủ của bạn. Từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy với tinh thần sảng khoái hơn.
Sử dụng nệm gối chất lượng và phù hợp
Trên đây là các phương pháp có thể thực hiện tại nhà và rất hữu ích cho những ai bị mất ngủ mãn tính. Tóm lại, tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý. Hãy chăm sóc giấc ngủ và theo dõi sức khỏe định kỳ để cơ thể luôn khỏe mạnh. Nếu cần tìm mua các sản phẩm chăm sóc giấc ngủ như nệm, gối, chăn, ga và nội thất cao cấp, hãy liên hệ ngay hotline 1800 9003 hoặc đến showroom Liên Á gần nhất để được trực tiếp trải nghiệm sản phẩm.