Không như những loại nệm bông gòn, nệm lò xo, nệm foam thường thấm nước nhanh, nệm cao su có cấu tạo khối đặc nên tốc độ thấm chậm hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là nệm cao su không bị thấm nước. Cấu trúc bọt hở của cao su thiên nhiên với hàng triệu lỗ thông hơi bé tí xíu cho phép nệm đối lưu không khí, thoát hơi ẩm nhanh nhưng cũng đồng thời là đường dẫn cho nước ngấm từ từ vào trong nệm nếu bị ngâm lâu. Hiểu được đặc tính này, khi làm đổ nước ra nệm, bạn nên bình tĩnh xử lý để giữ cho chiếc nệm cao su được bảo toàn chất lượng, sạch khô, thoáng mát và bền đẹp.
Chiếc nệm chống ẩm mốc lý tưởng
Nguyên liệu cao su nước (nhựa cây cao su) sau khi được khai thác về sẽ được lọc gạn bột cặn rồi trải qua quá trình li tâm để đạt độ cô đặc và loại bỏ tạp chất, đủ tiêu chuẩn về độ ổn định cơ học, trọng lượng và độ tinh khiết mới đưa vào sản xuất. Bước vào quá trình lưu hóa, khuấy tạo bọt latex (cao su), nhà sản xuất có kinh nghiệm sẽ có bí quyết riêng để tạo ra cao su tấm có độ đàn hồi nâng đỡ tốt nhất, độ nảy và độ bền tối ưu đồng thời duy trì tính kháng khuẩn vốn có của cao su thiên nhiên.
Nệm cao su PREMIUM CLASSIC được làm từ 100% cao su thiên nhiên
Vì vậy, khi chọn mua nệm cao su thiên nhiên từ các thương hiệu uy tín, giàu kinh nghiệm, bạn sẽ an tâm hơn về chất lượng mà chiếc nệm mang lại. Cấu trúc bọt hở cùng thiết kế hệ thống lỗ thoáng trên mặt nệm giúp cho nệm cao su liên tục được đối lưu không khí từ trong ra ngoài, giúp tản nhiệt và thoát ẩm nhanh hơn trong điều kiện thời tiết độ ẩm cao và khi người nằm lâu trên nệm. Cộng với tính năng kháng nấm mốc, kháng côn trùng vốn có của cao su tự nhiên, khả năng chống ẩm mốc của nệm cao su càng được củng cố, mang lại cho bạn và gia đình môi trường ngủ sạch an toàn.
Nệm cao su thấm nước có sao không?
Sinh ra vi khuẩn, nấm mốc gây hại: Khi bạn không kịp xử lý thời vết ướt thì vi khuẩn và nấm mốc sẽ bắt đầu phát triển bên trong nệm. Sau một thời gian, nệm sẽ sinh ra mùi hôi khó chịu.
- Giảm tuổi thọ sản phẩm: Phần nệm bị ướt có thể tự khô nhưng nếu không nhanh chóng khắc phục thì nệm sẽ trở nên xốp và mềm hơn.
- Giảm khả năng nâng đỡ: Không được xử lý kịp thời thì phần nệm này sẽ nhanh bị biến dạng, cấu trúc bên trong nệm sẽ bị phá vỡ.
Cách xử lý khi nệm cao su bị thấm nước
Không chỉ riêng nệm cao su, mọi loại nệm ngủ đều cần được vệ sinh định kỳ và kiểm tra độ ẩm thường xuyên nhằm duy trì chất lượng nệm, nhất là trong điều kiện thời tiết độ ẩm cao và nhà có trẻ nhỏ. Khi nệm ngủ bị ẩm lâu, ướt mà không được xử lý kịp thời sẽ để lại các nguy cơ như:
- Mất cấu trúc nệm, rão nệm, mất phom dáng của nệm
- Tích tụ vi khuẩn gây dị ứng da và hô hấp
- Ảnh hưởng đến độ bền của nệm
Với khả năng chống ẩm và thấm nước chậm của nệm cao su, bạn có nhiều thời gian để xử lý chỗ nệm ướt và việc làm sạch, làm khô nệm cũng dễ dàng hơn. Dưới đây là gợi ý những bước xử lý khi bị đổ nước lên nệm cao su:
Bước 1: Xử lý bước đầu khi bị đổ nước ra nệm
Tháo drap trải giường ra giặt và phơi khô riêng
Bước 2: Xử lý phần nước bị đổ ra nệm nhanh chóng
Dùng khăn bông lau thấm hết chỗ nước tràn ra nệm. Ấn mạnh tay để khăn có thể thấm càng nhiều càng tốt phần nước ẩm đã ngấm xuống nệm. Có thể thay khăn và lặp lại thao tác cho đến khi không còn nước thấm ngược vào khăn.
Tháo drap giường ra giặt
Bước 3: Dùng bột baking soda khử mùi phần nệm bị ẩm
Nếu là nước từ thức ăn hay bé tè dầm hay các loại nước có mùi khác, bạn có thể dùng bột baking soda hoặc phấn rôm em bé thoa đều lên vùng bị ướt và chờ khoảng 15 phút để bột phát huy công dụng làm khô và hút mùi.
Bước 4: Làm sạch bề mặt nệm
Vỗ nhẹ lên mặt nệm và dùng khăn bông lau phần bột và hơi ẩm còn lại trên nệm. Bạn cũng có thể dùng máy hút bụi loại nhẹ với đầu hút trơn để hút sạch bụi, tránh làm trầy xước mặt nệm.
Bước 5: Hong khô nệm
Hong khô nệm bằng quạt hoặc phơi nệm ở nơi có gió thoáng, tuyệt đối tránh phơi dưới nắng vì sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc cao su, giảm chất lượng nệm.
Dùng khăn bông lau nhẹ
Sẽ rất tiện lợi nếu bạn tranh thủ lúc này để vệ sinh nệm, bởi nệm cao su khá sạch, ít tích tục mạt giường. Bạn chỉ cần xoay các mặt nệm và vỗ đều để bay bụi, kết hợp với khăn khô lau sạch các mặt nệm. Với các vệt ố, bạn có thể xử lý bằng bột baking soda, cồn hoặc dấm để tẩy sạch, lau khô và phơi nệm như hướng dẫn ở trên.
Phòng tránh tình trạng nệm cao su bị thấm nước
Có một cách lý tưởng để tránh cho nệm của bạn không bị thấm nước, đó là dùng tấm bảo vệ nệm hoặc chồng thêm một tấm Topper bên trên.
1. Sử dụng tấm bảo vệ nệm
Bạn đã đầu tư một món tiền không nhỏ cho chiếc nệm cao cấp, hẳn bạn không muốn phải sớm thay nệm mới. Trong khi sắm thêm tấm bảo vệ nệm thì tiết kiệm hơn nhiều, vừa giúp ngăn bụi bẩn bám vào nệm, vừa hạn chế tối đa tình trạng thấm nước vào nệm. Khi vệ sinh tấm bảo vệ nệm bạn cũng dễ dàng hơn nhiều và giảm bớt được số lần phải vệ sinh nệm.
Tấm bảo vệ nệm hạn chế tối đa tình trạng thấm nước
2. Sử dụng Topper cao su cho nệm
Với những ai đang dùng loại nệm khác muốn trải nghiệm sự thanh sạch, dễ chịu, đàn hồi của nệm cao su thiên nhiên thì mua một chiếc topper cao su trải lên trên là lựa chọn hợp lý. Tấm Topper cao su kháng khuẩn, khử mùi tạo ra bề mặt giường hoàn toàn mới, an tâm và chất lượng. Sản phẩm này cũng giúp bạn dễ xử lý hơn khi làm đổ nước hay đồ dơ ra nệm. Chưa hết, tấm topper nệm cũng sẽ linh hoạt trở thành tấm nệm mỏng tiện dụng khi cần thêm chỗ ngủ cho khách đến chơi nhà.
TOPPER cao su Liên Á giúp nệm kháng khuẩn, khử mùi
Tuy cao su thiên nhiên chống ẩm mốc hiệu quả nhưng bạn vẫn cần phải phơi khô và làm sạch nước để mang đến giấc ngủ thoái mái nhất. Đừng quên chọn mua các sản phẩm bảo vệ nệm tại Liên Á nhé!