Toggle Nav

Gỗ veneer là gì? Ứng dụng gỗ veneer trong nội thất

gỗ veneer
Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

    Với vẻ ngoài tinh tế của gỗ tự nhiên nhưng phần lõi bên trong lại là gỗ công nghiệp, việc tận dụng tối đa ưu điểm khi kết hợp 2 loại gỗ làm gỗ veneer trở thành lựa chọn tối ưu khi thiết kế nội thất. Các bạn hãy cùng LIÊN Á tìm hiểu gỗ veneer là gì cũng như tính đa dụng của loại gỗ này khi thiết kế nội thất qua bài viết bên dưới nhé!

    Xem thêm:

    1. Gỗ veneer là gì?

    Gỗ veneer là những lát gỗ tự nhiên cực kỳ mỏng được tạo ra bằng phương pháp lạng hoặc bóc ly tâm từ thân cây gỗ tự nhiên. Độ dày tiêu chuẩn của các tấm veneer thường dao động từ khoảng 0.6mm đến tối đa dưới 3mm (tương đương khoảng 1/8 inch) tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

    veneer là gì

    Gỗ tự nhiên lạng mỏng

    Gỗ veneer sau khi lạng mỏng sẽ được dán lên bề mặt của các loại cốt gỗ công nghiệp như gỗ MDF, ván sợi mật độ cao (HDF), ván dăm (MFC), ván ép Plywood... Sự kết hợp này tạo ra vật liệu gỗ veneer được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất và nhiều sản phẩm khác như đàn guitar, piano, violin...

    2. Cấu tạo của gỗ veneer

    Gỗ veneer dù có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nhưng các sản phẩm nội thất sử dụng veneer lại không được xếp vào dòng nội thất gỗ tự nhiên nguyên khối. Điều này là do cấu tạo đặc trưng phần cốt bên trong là gỗ công nghiệp, còn bề mặt bên ngoài được bao phủ bởi một lớp veneer chính là lát gỗ tự nhiên lạng mỏng.

    gỗ veneer sồi

    Kết hợp giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp

    Vì vậy, cần phân biệt rõ ràng giữa khái niệm "veneer" (lớp phủ bề mặt) và "gỗ veneer" (sản phẩm hoàn thiện). Nhờ lớp phủ veneer này, bề ngoài của sản phẩm gỗ veneer thường rất khó phân biệt với gỗ tự nhiên nguyên khối. Các sản phẩm hoàn thiện với bề mặt phủ veneer thường được đánh giá cao về chất lượng và độ bền đồng thời sở hữu nhiều tính năng ưu việt.

    Đặc biệt, việc sử dụng veneer được xem là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ tài nguyên môi trường nhất là trong bối cảnh các loại gỗ quý đang ngày càng khan hiếm. Bảng màu và vân gỗ của veneer vô cùng phong phú tùy thuộc vào loại gỗ tự nhiên được sử dụng để lạng mỏng. Một số loại gỗ tự nhiên phổ biến được dùng để sản xuất veneer bao gồm gỗ xoan đào, gỗ sồi, tần bì, dẻ gai, gỗ thông...

    3. Ưu và nhược điểm của gỗ veneer

    Ưu điểm

    • Bề mặt vân gỗ thật đa dạng màu sắc phù hợp nhiều phong cách.
    • Giá rẻ hơn gỗ tự nhiên nguyên khối.
    • Ít bị cong vênh hay mối mọt nhờ cốt gỗ công nghiệp.
    • Sản xuất đa dạng đồ nội thất và vật dụng.

    Nhược điểm

    • Kém chịu nước nên chỉ dùng ở nơi khô ráo.
    • Dễ trầy xước nên cần cẩn trọng khi sử dụng.

    4. Giường LIÊN Á dùng gỗ veneer

    4.1 Giường 15M

    gỗ veneer là gì

    Giường 15M

    Giường 15M LIÊN Á được làm từ gỗ veneer sở hữu thiết kế thời hiện đại, tạo nên điểm nhấn cho không gian phòng ngủ của bạn. Mỗi chi tiết được chế tác tỉ mỉ, đồng thời kết cấu giường vững chắc đảm bảo độ bền vượt trội trong suốt quá trình sử dụng.

    4.2 Giường 25V

    ván veneer

    Giường 25V

    Giường 25V LIÊN Á sở hữu kiểu dáng sang trọng cùng chất liệu gỗ veneer cao cấp, mang đến vẻ đẹp nổi bật cho không gian nghỉ ngơi. Với tông màu đen chủ đạo, giường 25V dễ dàng kết hợp nhiều phong cách thiết kế nội thất, tạo không gian hài hòa về mặt tổng thể.

    4.3 Giường Royal

    veneer gỗ

    Giường Royal

    Thiết kế khung vuông từ gỗ veneer đậm nét cổ điển, khi kết hợp thêm màn ngủ sẽ tạo thêm sự lãng mạn cho không gian phòng ngủ của bạn. Những ai theo đuổi phong cách classic thì giường Royal chắc chắn là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

    Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu thêm về gỗ veneer cũng như tính ứng dụng của loại gỗ ngày trong lĩnh vực nội thất. Nội thất LIÊN Á không chỉ đa dạng về mẫu mã, mà còn có độ bền vượt trội mang đến cho bạn không gian sống đẳng cấp và chất lượng.

    Sản phẩm liên quan