Vì sao phải ngủ khoa học?
Nhiều người cho rằng ngủ đủ giấc sẽ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với nhiều bạn, dù đã ngủ đủ 8 tiếng nhưng cơ thể vẫn có dấu hiệu mệt mỏi, rệu rã và không đủ tỉnh táo. Vậy phải làm thế nào để có một giấc ngủ khoa học trọn vẹn và chất lượng? Dưới đây, Liên Á chia sẻ cùng bạn công thức tạo nên một giấc ngủ ngon, một giấc ngủ khoa học và một tinh thần thật hứng khởi, phấn chấn. Cùng tìm hiểu nhé!
Ảnh: Sự thật về giấc ngủ khoa học
Những điều cần biết về thời gian ngủ khoa học
1. Tổng quan về chu kỳ giờ ngủ khoa học
Giấc ngủ khoa học bao gồm nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút và trải qua 5 giai đoạn. Trung bình sẽ mất khoảng 14 phút để bắt đầu rơi vào giai đoạn 1 và chuyển dần đến giai đoạn 5. Điều đó có nghĩa khi bạn thức dậy ở một giai đoạn nào đó giữa quá trình của chu kỳ, sẽ khiến cơ thể cực kỳ mệt mỏi và đau đầu. Điển hình như khi bạn ngủ quá sớm, rất nhiều khả năng sẽ phải thức dậy vào giai đoạn 4.
Ảnh: Chu kỳ về thời gian ngủ khoa học cần biết
Giấc ngủ khoa học và lý tưởng sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn nếu thức dậy vào thời gian xoay chuyển, cũng như lúc đầu hoặc cuối giữa hai chu kỳ nếu biết cách tính thời gian một cách khoa học và sắp xếp thói quen sinh hoạt như đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
Ảnh: Giấc ngủ khoa học và lý tưởng cho bạn
2. Cách tính thời gian giấc ngủ khoa học
Chu trình giấc ngủ khoa học chính thức được tính vào thời gian bạn bắt đầu giấc ngủ chứ không phải từ khi lên giường như nhiều người lầm tưởng. Để có thể tính được thời gian đi ngủ chính xác bạn có thể tự làm một nghiên cứu nhỏ với bản thân ước tính thời gian từ lúc lên giường đến lúc ngủ là bao lâu. Thông thường, một người trưởng thành cần khoảng 14 phút để bắt đầu khám phá giấc ngủ sau khi lên giường. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp ngoại lệ khó ngủ hơn hoặc dễ ngủ hơn bình thường nếu cơ thể đang mệt mỏi hoặc có các vấn đề bệnh lý.
Ảnh: Chu trình về giấc ngủ khoa học
Công thức giấc ngủ khoa học được tính như sau:
Thời gian bắt đầu ngủ + 90 x n + 14′ = Thời gian thức giấc
Trong đó:
- n là nên có giá trị từ 3 đến 6 là hợp lý và giúp bạn có giấc ngủ ngon.
- 14 chính là khoảng thời gian từ lúc bạn bắt đầu nằm lên giường ngủ cho đến khi bước vào chu kỳ ngủ. Nếu bạn khó ngủ hoặc ngủ sớm hơn 14p thì có thể thay 14 bằng con số phù hợp với bạn.
3. Nguyên tắc về một giấc ngủ khoa học
Theo đó, nếu bạn muốn đạt được cảm giác tỉnh táo sau khi thức dậy vào sáng hôm sau thì thời lượng giấc ngủ của bạn cần rơi vào khoảng 9 tiếng 14 phút, 7 tiếng 44 phút, 6 tiếng 14 phút hoặc 4 tiếng 44 phút. Bình thường, mọi người sẽ ngủ khoảng 7 tiếng 44 phút hoặc 6 tiếng 14 phút vì đây là khoảng thời lý tưởng mà mọi người dễ thực hiện.
Ảnh: Công thức cho một giấc ngủ khoa học
Cụ thể, nếu bạn muốn thức dậy vào 6 giờ sáng hôm sau, thì bạn thời gian đi ngủ của bạn nên là 22 giờ 16 phút hoặc 23 giờ 46 phút. Nếu muốn thức dậy vào 7 giờ sáng hôm sau thì bạn cần lựa chọn thời điểm lên giường lúc 21 giờ 46 phút, 23 giờ 16 phút, 0 giờ 46 phút hay thậm chí là 2 giờ 16 phút.
Mong rằng, với công thức giấc ngủ khoa học mà Liên Á chia sẻ cùng bạn sẽ giúp bạn có thể chủ động tính toán thời gian đi ngủ và thức giấc hợp lý nhất cho dù có thức khuya đi chăng nữa, để có thể xua tan mỏi mệt, đảm bảo sức khỏe và tinh thần tỉnh táo tận hưởng lịch trình hoạt động dày đặc trong ngày.