Toggle Nav

Top 20 cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng

cháo lươn cho bé
Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

    Lươn không chỉ là một món ăn dân dã mà còn là nguồn dinh dưỡng dồi dào, cung cấp các khoáng chất thiết yếu cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Vậy làm thế nào để chế biến món cháo lươn thơm ngon, không bị tanh và phù hợp với khẩu vị của trẻ? Hãy cùng LIÊN Á khám phá cách nấu cháo lươn cho bé đơn giản giúp bố mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian nhé!

    1. Trẻ mấy tháng tuổi ăn được cháo lươn?

    cách nấu cháo lươn cho bé

    Trẻ từ 7 - 8 tháng tuổi có thể ăn cháo lươn

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 7 - 8 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn thịt lươn. Tuy nhiên, các bố mẹ cần nên lưu ý khi chế biến món ngon cho bé từ thịt lươn như sau:

    • Vì lươn có thể gây dị ứng nên hãy cho bé ăn một lượng nhỏ để kiểm tra phản ứng của bé.
    • Bắt đầu với cháo lươn loãng và dần dần tăng độ đặc khi bé quen dần.
    • Lươn phải được nấu chín kỹ để tiêu diệt ký sinh trùng.
    • Loại bỏ xương và da lươn cẩn thận.
    • Cho trẻ ăn lươn 1 - 2 lần mỗi tuần là đủ.
    • Quan sát các dấu hiệu dị ứng như phát ban, khó thở hoặc nôn mửa.

    Nếu bé có bất kỳ phản ứng bất thường nào, hãy ngừng cho bé ăn lươn và tham khảo ý kiến bác sĩ.

    2. Cháo lươn nấu với rau gì ngon nhất?

    Cháo lươn có thể kết hợp với nhiều loại rau củ khác nhau, tạo nên những món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Một số loại rau phổ biến giàu dinh dưỡng được nhiều bố mẹ lựa chọn để kết hợp với cháo lươn như rau mồng tơi, rau ngót, cải xanh, rau dền...

    nấu cháo lươn cho bé

    Cháo lươn có thể kết hợp với nhiều loại rau củ

    Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp lươn với các loại củ mềm dễ ăn như khoai tây, khoai môn, cà rốt, bí đỏ... Tùy theo sở thích và khẩu vị của bé, bạn có thể lựa chọn loại rau củ phù hợp để nấu cùng lươn.

    3. Các món cháo lươn cho bé ăn dặm dễ nấu

    3.1 Cháo lươn cà rốt

    Cà rốt là loại củ dễ chế biến và kết hợp với nhiều món ăn khác nhau, các bố mẹ có thể cho món cháo lươn cà rốt vào thực đơn ăn dặm của trẻ để đa dạng hơn.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 200g
    • Gạo tẻ: 1/2 bát
    • Cà rốt: 1 củ vừa
    • Hành tím: 2 củ
    • Gia vị đơn giản

    Cách làm:

    • Lươn được làm sạch bằng muối và nước cốt chanh.
    • Luộc lươn thật chín rồi lóc lấy thịt.
    • Ướp thịt lươn với một ít hành tím băm, nước mắm, tiêu.
    • Vo gạo đem đi nấu cháo đến khi nhừ.
    • Cà rốt cắt hạt lựu cho vào khi cháo nhừ.
    • Xào lươn đã tẩm ướp cho săn lại.
    • Cho lươn vào nồi khuấy đều đến khi sánh lại rồi tắt bếp.

    2.2 Cháo lươn đậu xanh

    Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, rất thích hợp làm món cháo ăn dặm cho bé vào những ngày nắng nóng.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 200g
    • Gạo tẻ: 1/2 bát
    • Đậu xanh: 50g (đã cà vỏ)
    • Hành tím: 2 củ
    • Hành ngò
    • Gia vị nêm nếm bình thường

    Cách làm:

    • Lượn được làm sạch nhớt.
    • Luộc chín và đem đi lóc xương.
    • Đậu xanh cà vỏ ngâm nước cho đậu mềm.
    • Hành tím băm nhỏ để ướp lươn khử mùi.
    • Gạo được vo sạch đi nấu cháo.
    • Cháo và đậu xanh được nấu chung.
    • Lươn đem xào với gia vị để tăng mùi thơm.
    • Sau khi cả hai đã nhừ thì cho lươn vào khuấy đều.
    • Đợi cháo sệt lại thì tắt bếp nêm nếm một ít hành ngò.

    3.3 Cháo lươn gạo lứt

    Dùng gạo lứt thay cho gạo tẻ để nấu cháo lươn cũng là cách mà bố mẹ làm mới món ăn, giúp kích thích vị giác để bé ăn khỏe hơn

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 1 con
    • Gạo lứt: 50g
    • Hành tây
    • Gia vị thông dụng

    Cách làm:

    • Làm sạch nhớt lươn bằng muối.
    • Ngâm gạo lứt cho mềm.
    • Luộc lươn hơi chín rồi đem đi lóc xương.
    • Ướp lươn với gia vị khử mùi.
    • Xào lươn với hành tây.
    • Bỏ nước ngập gạo rồi nấu cháo cho nhừ.
    • Sau khi nhừ thì bỏ lươn vào, nêm gia vị cho vừa khẩu vị của bé.
    • Khuấy đều đến khi cháo chín rồi tắt bếp.

    3.4 Cháo lươn bí đỏ

    Cháo lươn bí đỏ là sự kết hợp giữa vị ngọt tự nhiên của bí đỏ và vị ngọt đậm đà của thịt lươn, hòa quyện với mùi thơm đặc trưng của hành tím và gừng giúp kích thích vị giác của bé.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 1 con
    • Bí đỏ: 150g
    • Gạo tẻ: 1/2 bát
    • Hành tím: 2 củ
    • Gừng: 1 nhánh nhỏ
    • Rau nêm
    • Gia vị thông thường và bột nghệ

    Cách làm:

    • Sơ chế lươn khử tanh làm sạch nhớt.
    • Luộc chín tách thịt và xương.
    • Ướp thịt lươn với gia vị và bột nghệ để khử mùi tanh.
    • Bí đỏ rửa sạch đem đi gọt vỏ rồi cắt khúc.
    • Gạo vo sạch nấu bằng nước luộc lươn cho đến khi gạo nở, cho gừng đập dập vào.
    • Đem xào thịt lươn cùng hành tím.
    • Cho thịt lươn vào cuối cùng rồi khuấy cháo.
    • Tắt bếp khi cháo chín.
    • Múc ra tô thêm rau thơm.

    3.5 Cháo lươn nấm rơm

    Cháo lươn nấm rơm có hàm lượng dinh dưỡng cao, không chứa nhiều chất béo giúp bé dễ tiêu hóa hơn.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 200g
    • Nấm rơm: 100g
    • Gạo tẻ: 50g
    • Hành tím, gia vị nêm

    Cách làm:

    • Sơ chế lươn đúng cách (chanh, muối) để loại bỏ nhớt.
    • Rửa sạch nấm rơm cắt đầu, thái nấm làm đôi.
    • Luộc chín lươn loại bỏ xương tránh mắc cổ.
    • Hành tím băm nhỏ xào thịt lươn.
    • Gạo rang lên xong cho nước vào nấu đến khi nhừ.
    • Cho nấm rơm vào nấu khi cháo nhừ.
    • Sau cùng cho lươn vào nêm gia vị cho cháo vừa ăn.

    3.6 Cháo lươn nấu chuối

    Cháo lươn nấu chuối rất thích hợp để làm mới khẩu vị của bé, sự kết hợp giữa vị ngọt bùi của chuối với vị ngọt đậm đà của lươn tạo nên hương vị đặc trưng.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: Nguyên con
    • Chuối (chuối tây hoặc chuối tiêu): 2 quả
    • Gạo tẻ: 1/2 bát
    • Hành tím, rau ngò, gia vị

    Cách làm:

    • Sơ chế lươn bằng cách rửa sạch nhớt.
    • Rửa sạch các hành, ngò.
    • Luộc lươn lấy nước và lóc xương.
    • Gạo ngâm đem đi nấu cháo với nước luộc lươn.
    • Chuối hấp chín xong đem đi tán nhuyễn.
    • Sau khi cháo nhừ cho chuối vào khuấy đều.
    • Lươn sau khi tẩm ướp gia vị thì xào cùng hành tím khử tanh.
    • Cho lươn vào nồi cháo nấu đến khi chín thì tắt bếp.
    • Múc cháo ra tô thêm một ít rau ngò cho thơm.

    Lưu ý:

    • Nên sử dụng chuối tây hoặc chuối tiêu đã chín để có độ ngọt và dẻo tốt nhất.

    3.6 Cháo lươn nấu nghệ

    Cháo lươn nấu nghệ là một món ăn đặc trưng của vùng đất Nghệ An, với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng và màu sắc hấp dẫn. Nghệ không chỉ tạo màu vàng đẹp mắt mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 300g
    • Gạo tẻ: 1/2 bát
    • Nghệ tươi, bột nghệ
    • Rau răm, hành tím, gia vị

    Cách làm:

    • Tuốt lươn bằng nước cốt chanh để làm sạch nhớt, bỏ hết nội tạng.
    • Luộc lươn chín tới, cho bé ăn thì lọc thịt bỏ xương.
    • Ướp lươn cùng gia vị cơ bản và thêm một ít bột nghệ.
    • Củ nghệ tươi giã lấy nước.
    • Gạo vo sạch đem đi nấu với một ít nước nghệ thành cháo.
    • Sau khi cháo chín cho lươn vào khuấy lên.
    • Nêm nếm gia vị và rau răm sau khi cháo chín.

    Lưu ý:

    • Để cháo có màu vàng đẹp mắt, bạn có thể dùng dầu điều để xào lươn.
    • Nếu không có nghệ tươi, bạn có thể dùng bột nghệ nhưng hương vị sẽ không thơm bằng.

    3.7 Cháo lươn hạt sen

    Hạt sen là loại hạt tốt dành cho mẹ đang mang thai và trẻ nhỏ, khi kết hợp cùng lươn sẽ cho ra món cháo thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 300g
    • Gạo tẻ: 50g
    • Hạt sen khô hoặc hạt sen tươi
    • Gia vị cơ bản

    Cách làm:

    • Sau khi loại bỏ nội tạng, tuốt lươn bằng chanh để làm sạch nhớt.
    • Luộc chín lươn và lóc lấy thịt.
    • Nếu dùng hạt sen khô thì nên ngâm cho hạt mềm ra, còn sen tươi thì tách lấy hạt và bỏ tim sen để tránh bị đắng.
    • Gạo vo sạch đem đi nấu cháo cùng hạt sen đã mềm.
    • Xào lươn cùng gia vị.
    • Bỏ vào nồi cháo đảo đều đến khi cháo chín.

    3.8 Cháo lươn nấu rau ngót

    Rau ngót có thể kết hợp cùng với lươn để tăng vị ngọt, tạo nên món ăn thơm ngon và bổ dưỡng cho bé.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 200g
    • Rau ngót: 1 bó
    • Gạo tẻ: 1/2 bát
    • Gia vị nêm cùng hành tím

    Cách làm:

    • Để khử mùi tanh và nhớt nên làm sạch lươn bằng cốt chanh.
    • Rau ngót rửa sạch.
    • Luộc lươn chín tới, lấy thịt lươn xào sơ cùng hành tím và gia vị khác.
    • Gạo rang lên sau khi hơi vàng bỏ nước vào nấu cháo.
    • Khi cháo chín cho thịt lươn và rau ngót vào, nêm gia vị.
    • Nấu sánh lại rồi tắt bếp.

    3.9 Cháo lươn khoai môn

    Cháo lươn nấu cùng khoai môn có mùi thơm béo ngậy, khơi dậy cảm giác thèm ăn để bé ngon miệng hơn.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 200g
    • Khoai môn: 150g
    • Gạo tẻ: 50g
    • Gia vị nêm nếm cơ bản

    Cách làm:

    • Làm sạch nhớt và loại bỏ nội tạng lươn.
    • Rửa sạch khoai môn sau đó đem hấp chín.
    • Luộc lươn bằng nước đến khi chín đem đi gỡ thịt.
    • Khoai môn sau khi hấp thì nghiền nhuyễn hoặc bỏ vào máy xay (chế độ nhỏ nhất) để khoai môn mịn.
    • Nấu cháo đến khi chín bỏ khoai môn vào.
    • Lươn xào cho thơm rồi cho vào nồi cháo.
    • Nêm gia vị cho cháo vừa ăn.
    • Khuấy đến khi cháo sánh thì tắt bếp.

    3.10 Cháo lươn nấu nước dừa

    Nước dừa cũng có thể dùng để nấu cháo lươn, giúp gia tăng đáng kể vị ngọt thanh tự nhiên của món cháo lươn cho bé ngon miệng hơn.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 1 con
    • Gạo tẻ: 1/2 bát
    • Nước dừa tươi: 500ml
    • Hành tím
    • Gia vị nấu ăn

    Cách làm:

    • Sơ chế lươn sau đó đem đi luộc với nước dừa.
    • Khi lươn chín thì gỡ thịt bỏ xương.
    • Vo gạo sạch đem đi nấu cháo với nước dừa.
    • Lươn xào với hành tím khử mùi tanh.
    • Cho vào cháo rồi nêm gia vị (nếu dừa ngọt không cần nêm đường).
    • Đun thêm khoảng 5 phút cho cháo sánh lại.

    3.11 Cháo lươn nấu chùm ngây

    Chùm ngây có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, rất tốt cho sức khỏe của bé. Nấu món cháo lươn chùm ngây khá đơn giản giúp các bố mẹ tiết kiệm nhiều thời gian.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 200g
    • Rau chùm ngây: 1 nắm
    • Gạo tẻ: 50g
    • Hành tím khử tanh, gia vị nêm cháo.

    Cách làm:

    • Cho lươn vào túi nilon, thêm muối hạt, buộc chặt túi và lắc mạnh.
    • Dùng tay chà muối lên thân lươn tầm 2 phút để lươn nhả nhớt.
    • Rửa sạch lươn với nước ấm.
    • Khi lươn được làm sạch đem đi luộc lấy thịt.
    • Rau chùm ngây rửa sạch xong thái nhỏ.
    • Vo gạo nấu cháo.
    • Lươn xào xơ cùng gia vị và hành tím
    • Cháo chín cho lươn cùng chùm ngây vào, nêm gia vị sao cho vừa ăn.

    3.12 Cháo lươn bí xanh

    Vào những ngày hè oi bức thì món cháo lươn bí xanh với công dụng giải nhiệt sẽ là lựa chọn tuyệt vời để bé ăn dặm.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: Nguyên con
    • Bí xanh: 150g
    • Gạo tẻ: 1/2 bát
    • Hành tím, mắm, muối, đường, hạt nêm
    • Rượu trắng
    • Gừng

    Cách làm:

    • Tuốt lươn cùng cốt chanh để loại bỏ nhớt.
    • Ngâm lươn với rượu trắng hoặc gừng đập dập khoảng 15 phút.
    • Rửa sạch lươn với nước.
    • Tuốt lươn cùng cốt chanh để loại bỏ nhớt.
    • Hấp lươn lấy thịt.
    • Bí xanh rửa sạch sau đó gọt vỏ cắt thành miếng vừa ăn.
    • Vo gạo nấu cháo đến khi gạo nhừ.
    • Phi hành xào thịt lươn cùng gia vị
    • Cho bí xanh vào cháo.
    • Cuối cùng cho lươn vào rồi nêm nếm cháo cho vừa miệng.

    3.13 Cháo lươn nấu gừng

    Gừng giúp khử mùi tanh của lươn và tạo hương vị đặc trưng cho món cháo, với công thức nấu vô cùng giản đơn với một vài nguyên liệu cơ bản.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 200g
    • Gạo tẻ: 1/2 bát
    • Gừng tươi: 2 củ
    • Gia vị và hành tím
    • Nước dừa

    Cách làm:

    • Dùng dao hoặc kéo cắt bỏ đầu lươn.
    • Rạch một đường dọc bụng lươn, lấy bỏ nội tạng.
    • Rửa sạch bụng lươn với nước muối loãng.
    • Chà lươn lấy sạch nhớt.
    • Luộc lươn cùng nước dừa cho ngọt thịt.
    • Gỡ thịt lươn lọc xương kỹ.
    • Gừng rửa sạch, cạo vỏ đập dập thái nhỏ.
    • Nước luộc lươn dùng để nấu cháo, cho gừng vào nấu cùng.
    • Lươn xào khử tanh cùng gia vị và hành.
    • Cho lươn vào cháo, nêm cháo cho vừa miệng ăn.

    3.14 Cháo lươn nấu mồng tơi

    Mồng tơi có tính hàn giúp giải nhiệt, kết hợp với lươn giàu dinh dưỡng tạo nên món cháo thơm ngon.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: Con tầm 300g
    • Rau mồng tơi: 1 bó
    • Gạo tẻ: 50g
    • Hành ngò, gia vị

    Cách làm:

    • Vo gạo sạch, dùng nước vo gạo tuốt lấy nhớt lươn.
    • Gạo đem đi nấu cháo.
    • Lươn làm sạch đem đi hấp lấy thịt.
    • Ướp lươn cùng gia vị sau đó đem xào sơ khử tanh.
    • Rau mồng tơi rửa sạch, thái nhỏ hoặc có thể xay nhuyễn.
    • Bỏ rau mồng tơi vào cháo.
    • Cuối cùng bỏ lươn vào rồi nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị.
    • Múc cháo ra tô nêm thêm ít ngò để tăng mùi thơm.

    3.15 Cháo lươn cải xanh

    Cải xanh cũng là loại rau tốt để nấu cùng lươn, giúp bé giải ngấy khi đã quá ngán các món cháo ăn dặm khác.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 200g
    • Cải xanh: 1 bó nhỏ
    • Gạo tẻ: 1/2 bát
    • Gia vị

    Cách làm:

    • Dùng nước nóng làm sạch nhớt lươn, bỏ nội tạng.
    • Lươn đem đi luộc với nước, đến khi chín để nguội lấy sạch xương.
    • Cải xanh rửa sạch thái thành sợi nhỏ.
    • Vo sạch gạo đem đi nấu cháo đến khi nhừ gạo.
    • Lươn xào với hành và gia vị khác để khử mùi tanh.
    • Cho lươn vào cháo, sau đó cho cải xanh vào nấu rồi nêm gia vị.

    3.16 Cháo lươn đồng nấu khoai mỡ

    Khoai mỡ có vị bùi béo, giàu chất xơ và vitamin kết hợp với lươn đồng ngọt thịt tạo nên món cháo hấp dẫn.

    Nguyên liệu:

    • Lươn đồng: 200g
    • Khoai mỡ: 150g
    • Gạo tẻ: 50g
    • Gia vị, hành tím

    Cách làm:

    • Khử mùi tanh và nhớt của lươn bằng nước muối pha loãng,
    • Làm sạch nội tạng lươn, sau đó đem đi hấp và lấy thịt.
    • Gọt vỏ rửa sạch khoai mỡ, dùng muỗng nạo khoai.
    • Vo gạo nấu cháo đến khi hơi chín cho khoai mỡ vào nấu cùng.
    • Lươn được xào cùng hành tím thì cho vào cháo.
    • Khuấy đều đến khi cháo sệt lại nêm gia vị rồi tắt bếp.

    3.17 Cháo lươn nấu khoai lang

    Bạn có thể thay khoai mỡ bằng khoai lang nếu như bé không thích ăn, món cháo lươn khoai lang cũng có cách nấu tương tự.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 300g
    • Khoai lang: 150g
    • Gạo tẻ: 1/2 bát
    • Bột mì
    • Gia vị

    Cách làm:

    • Cho bột mì vào lươn rồi chà mạnh, rửa sạch bột mì của lươn với nước.
    • Khi đã sạch đem lươn đi luộc lấy thịt.
    • Ướp lươn với gia vị cơ bản và hành tím, sau đó xào lươn cho thơm.
    • Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch rồi đem đi hấp chín, sau khi chín dùng muỗng để tán nhuyễn.
    • Gạo vo sạch xong đem đi nấu cháo.
    • Khi cháo chín cho khoai lang vào đảo đều đến khi sánh lại.
    • Cho lươn vào sau cùng nấu tầm 5 phút và nêm gia vị xong tắt bếp.

    3.18 Cháo lươn nấu đậu Hà Lan

    Đậu Hà Lan có hàm lượng chất xơ cao, khi nấu cùng cháo lương giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ sức khỏe đường ruột của bé.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 300g
    • Đậu Hà Lan: 100g (tươi hoặc đông lạnh)
    • Gạo tẻ: 1/2 bát
    • Gia vị nêm

    Cách làm:

    • Chà xát lươn bằng muối để loại bỏ nhớt, làm sạch nội tạng bên trong.
    • Hấp lươn lấy thịt khi chín.
    • Đậu Hà Lan rửa sạch, nếu dùng đậu Hà Lan khô thì ngâm cho mềm.
    • Nấu cháo cùng với đậu Hà Lan.
    • Thịt lươn sau khi lóc xương đem đi xào.
    • Bỏ lươn vào cháo, nêm gia vị và khuấy đều.

    3.19 Cháo lươn bắp cải tím

    Bắp cải tím không chỉ chứa chất xơ tốt cho bé mà khi nấu cháo lươn còn tạo nên màu sắc đẹp mắt cho món ăn.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 300g
    • Nửa khúc bắp cải tím
    • Gạo tẻ: 1/2 bát
    • Gia vị nêm

    Cách làm:

    • Làm sạch lươn bằng nước nóng, loại bỏ nội tạng bên trong.
    • Luộc lươn chín đem đi lọc lấy thịt.
    • Bắp cải rửa sạch thái nhỏ.
    • Thịt lươn sau khi lóc xương đem đi xào.
    • Nấu cháo nhừ cho bắp cải cùng lươn vào.
    • Bỏ lươn vào cháo, nêm gia vị và khuấy đều.

    3.20 Cháo lươn nấu tía tô

    Lá tía tô khi dùng nấu cháo lươn sẽ hỗ trợ khử mùi tanh và tạo nên mùi đặc trưng cho món cháo này.

    Nguyên liệu:

    • Lươn: 300g
    • Lá tía tô: 100g
    • Gạo tẻ: 1/2 bát
    • Gia vị nêm
    • Rượu trắng

    Cách làm:

    • Làm sạch lươn sau đó đem đi ngâm với rượu trắng để khử mùi.
    • Luộc lươn cùng nước rồi đem đi lóc thịt.
    • Lá tía tô đem đi rửa rồi cắt nhỏ để nấu.
    • Nấu cháo với nước luộc lươn.
    • Xào lươn cho thơm.
    • Cháo chín thì bỏ lươn cùng lá tía tô vào.
    • Nêm nếm gia vị.

    4. Công dụng của lươn đối với sức khỏe của bé

    lươn nấu cháo gì cho bé

    Cháo lươn tốt cho quá trình phát triển của bé

    Thịt lươn là loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé bao gồm:

    • Phát triển cơ bắp và xương: Lươn chứa nhiều protein, canxi và phốt pho, giúp phát triển cơ bắp và xương khớp của bé.
    • Tốt cho mắt: Lươn giàu vitamin A, giúp bảo vệ và tăng cường thị lực cho bé.
    • Phát triển trí não: Lươn chứa nhiều omega-3, DHA và EPA giúp phát triển trí não và tăng cường khả năng tập trung của bé.
    • Tăng cường hệ miễn dịch: Lươn giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng.
    • Cải thiện tình trạng thiếu máu: Lươn chứa nhiều sắt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ.

    5. Cách chọn lươn nấu cháo ăn dặm cho bé

    Chọn lươn tươi sống

    • Lươn tươi sống có màu vàng tươi, lưng đen hoặc xám, khi ấn vào sẽ chắc thịt không bị mềm nhũn. Bên cạnh đó, lươn tươi sống thường sẽ di chuyển linh hoạt, không chọn lươn nằm im ít cử động.

    Kích thước lươn

    • Nên chọn lươn không quá to nhưng cũng không quá nhỏ, chọn lươn vừa vặn đủ số lượng ăn vì lươn quá to thịt sẽ dai còn quá nhỏ thì ít thịt.

    Chọn nơi mua lươn an toàn, uy tín

    • Nên mua lươn ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng. Tránh mua lươn ở những nơi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Không nên lựa lươn có mùi lạ

    • Lươn tươi sẽ có mùi tanh đặc trưng nhưng không có mùi hôi hoặc mùi lạ. Nếu lươn có mùi lạ, có thể lươn đã bị ươn hoặc nhiễm hóa chất.

    LIÊN Á mong rằng với những cách nấu cháo lươn cho bé được gợi ý trên đây, các bạn sẽ tự tin hơn khi vào bếp để chế biến những món ăn dặm thơm ngon cho con yêu. Không chỉ bữa ăn mà giấc ngủ cũng rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. LIÊN Á tự hào là thương hiệu chăm sóc giấc ngủ cao cấp với các sản phẩm nệm gối chăn drap đạt chứng nhận quốc tế, đảm bảo an toàn lành tính cho da để trẻ ngon giấc mỗi đêm.

    Sản phẩm liên quan