Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non nớt và chưa phát triển hoàn thiện, dẫn đến khả năng hấp thu dinh dưỡng còn hạn chế cũng như dễ gặp các vấn đề tiêu hóa. Do đó, việc lựa chọn loại sữa phù hợp với hệ tiêu hóa của bé là vô cùng quan trọng. Hãy cùng LIÊN Á tìm hiểu cách đổi sữa cho bé một cách an toàn và hiệu quả nhé!
Xem thêm:
1. Khi nào nên đổi sữa cho bé?
Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh
Việc đổi sữa cho bé cần được thực hiện một cách cẩn thận nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Nếu bé có một trong các biểu hiện sau thì các bạn có thể cân nhắc đổi sữa cho bé.
1.1 Trẻ mắc bệnh về tiêu hóa
Một số dấu hiệu bất thường về hệ tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn mửa kéo dài, có thể là biểu hiện cho thấy loại sữa công thức hoặc sữa bột mà bé đang dùng không còn phù hợp với hệ tiêu hóa của bé ở giai đoạn này.
Lúc này việc tạm ngưng cho bé sử dụng loại sữa đang dùng là cần thiết. Sau khoảng từ 1 - 2 ngày, bạn có thể tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ để chọn được loại sữa phù hợp hơn cho bé.
1.2 Trẻ chán bú và mệt mỏi
Đôi khi, bé chán bú do mùi vị của sữa không còn phù hợp với khẩu vị. Ngoài ra, việc thiếu hụt dinh dưỡng do sữa không cung cấp đủ cũng là nguyên dân làm bé mệt mỏi, uể oải và thiếu năng lượng.
Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu mệt mỏi có thể xuất phát từ việc thiếu hụt sắt (quan trọng cho quá trình tạo máu) và vitamin D (hỗ trợ chuyển hóa canxi). Các bạn nên tìm đến bác sĩ để tham khảo ý kiến về các chất dinh dưỡng mà bé cần bổ sung, từ đó đưa ra quyết định chọn loại sữa mới phù hợp cho bé.
1.3 Trẻ bị đứng cân, không tăng cân
Tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh có sự thay đổi đáng kể qua từng giai đoạn phát triển. Dưới đây là những tiêu chuẩn trung bình mà bạn có thể tham khảo để xác định bé có bị chững cân hay không.
- Ba tháng đầu tiên: Giai đoạn bé tăng trưởng nhanh nhất, có thể tăng từ 600 gram đến 1 kg mỗi tháng.
- Tháng thứ 4 đến tháng thứ 6: Tốc độ tăng cân của bé có xu hướng chậm lại và dần ổn định hơn, trung bình tăng khoảng 500 gram mỗi tháng.
- Từ tháng thứ 7 trở đi: Bé có thể tăng khoảng từ 400 đến 500 gram mỗi tháng.
1.4 Trẻ qua độ tuổi mới
Để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển toàn diện, việc thay đổi sữa theo từng giai đoạn phát triển là rất cần thiết.
Có 2 cột mốc quan trọng mà bạn cần lưu ý là dưới 6 tháng tuổi và trên 6 tháng tuổi.
- Dưới 6 tháng tuổi: Giai đoạn này hệ miễn dịch của bé còn non yếu nên chỉ có dùng những loại sữa công thức gần giống với sữa mẹ
- Trên 6 tháng tuổi: Giai đoạn này bé có thể dùng nhiều loại sữa hơn, tuy nhiên bạn vẫn nên nhận ý kiến tư vấn từ bác sĩ để chọn được loại sữa phù hợp nhất cho bé.
2. Liên tục đổi sữa cho bé có sao không?
Mỗi loại sữa công thức được thiết kế với tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Việc thay đổi liên tục khiến cơ thể bé khó thích nghi và kém hấp thu các dưỡng chất trong sữa.
Đổi sữa cho trẻ sơ sinh theo giai đoạn phát triển
Ngoài ra khi thay đổi sữa, bé phải làm quen với nhiều hương vị khác nhau dẫn đến rối loạn vị giác dẫn đến biếng ăn hoặc chán ăn, ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển toàn diện của bé.
3. Cách đổi sữa cho bé an toàn và hiệu quả
3.1. Đổi sữa mới hoàn toàn
Có ý kiến cho rằng bé ở giai đoạn từ 6 – 7 tháng tuổi có hệ miễn dịch tương đối hoàn thiện nên có thể đổi ngay sữa mới. Tuy nhiên, việc đổi sữa không nên thực hiện một cách tùy tiện mà nên có sự tư vấn chi tiết từ bác sĩ hoặc chuyên gia.
3.2. Pha sữa cũ và mới theo tỷ lệ
Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để giúp bé làm quen với sữa mới một cách từ từ giảm thiểu nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Nguyên tắc của phương pháp này là tăng dần tỷ lệ sữa mới trong mỗi cữ bú cho phép hệ tiêu hóa của bé có thời gian thích nghi.
- Ngày 1: Pha sữa mới và sữa cũ với tỷ lệ 1:3
- Ngày 2 - 4: Pha sữa mới và sữa cũ với tỷ lệ 1:2
- Ngày 5 - 6: Pha sữa mới và sữa cũ với tỷ lệ 2:3
- Ngày 7 trở đi: Pha hoàn toàn bằng sữa mới
Trong suốt quá đổi sữa, bạn cần quan sát kỹ các biểu hiện của bé về hệ tiêu hóa, dị ứng hoặc tâm trạng. Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngừng quá trình đổi sữa và đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám.
4. Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh
Quá trình đổi sữa cho trẻ sơ sinh cần được thực hiện cẩn thận, một số nguyên tắc đổi sữa bạn biết như:
4.1. Phù hợp độ tuổi của bé
Nhu cầu dưỡng chất của trẻ sơ sinh có nhiều thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, đòi hỏi cha mẹ phải đặc biệt quan tâm đến bé.
Trong 3 tháng đầu:
- Giai đoạn bé có sự tăng trưởng vượt bậc về thể chất và cân nặng.
- Sữa mẹ chỉnh là nguồn dinh dưỡng lý tưởng, bạn chỉ nên sử dụng sữa công thức khi thực sự cần thiết hoặc có chỉ dẫn của bác sĩ.
- Hệ miễn dịch của bé còn non yếu, việc thay đổi sữa cần thực hiện chậm rãi và theo dõi sát sao.
Ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 6:
- Giai đoạn tích lũy năng lượng để chuẩn bị cho bước phát triển kế tiếp.
- Nhu cầu dinh dưỡng của bé vẫn chủ yếu từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Cần tư vấn từ bác sĩ khi muốn cho bé đổi sữa.
Ở tháng thứ 7 đến 1 tuổi:
- Giai đoạn cơ thể trẻ có sự chuyển hóa mạnh mẽ.
- Cân nặng của bé cũng dần ổn định hơn.
- Bạn có thể quan sát biểu hiện của bé hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn loại sữa phù hợp.
4.2. Chọn vị sữa bé thích
Đôi khi bé có thể từ chối sữa không phải vì dị ứng hay vấn đề tiêu hóa mà đơn giản là do không thích mùi vị. Trong trường hợp này, bạn có thể thử một loại sữa có hương vị khác nhưng với thành phần dinh dưỡng tương tự. Việc đổi sữa cần được thực hiện cẩn thận, tránh thay đổi liên tục nhiều hương vị vì có thể gây rối loạn vị giác cho bé.
4.3. Hạn chế đổi sữa thường xuyên
Quá trình đổi sữa cho bé cần thực hiện một cách kỹ lưỡng, đặc biệt là trong 3 giai đoạn phát triển quan trọng là 3 tháng đầu tiên, tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 và tháng thứ 7 đến 1 tuổi. Việc đổi sữa nhằm hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé, do đó bạn không nên lạm dụng việc thay đổi sữa thường xuyên.
4.4. Trẻ bị táo bón
Táo bón là một vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trong trường hợp này, bạn có thể thử loại sữa công thức có chứa chất xơ hoặc men vi sinh để giúp bé dễ đi ngoài hơn. Bên cạnh đó, bạn hãy đảm bảo bé được cung cấp đủ nước và chất xơ từ các nguồn khác (nếu bé đã ăn dặm).
4.5. Trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy có thể khiến bé mất nước và chất điện giải ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nguyên nhân có thể do đường ruột của bé không hấp thụ được đường lactose có trong sữa, dẫn đến chuyển hóa thành axit lactic làm bé bị tiêu chảy.
Lúc này bạn có thể cho bé chuyển qua dùng loại sữa công thức không chứa lactose hoặc sữa công thức dành cho trẻ bị tiêu chảy. Nếu bé bị tiêu chảy kéo dài hoặc trở nặng, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
4.6. Trẻ bị chững cân
Tăng cân chậm hoặc không tăng cân là một dấu hiệu đáng lo ngại, cho thấy bé không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết. Lúc này việc tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để xác định nguyên nhân và lựa chọn loại sữa phù hợp là rất cần thiết. Bác sĩ có thể đề xuất một loại sữa công thức giàu dinh dưỡng hơn hoặc phương pháp bổ sung dinh dưỡng khác.
4.7. Trẻ hay bị dị ứng
Khi bị dị ứng, bạn cần kiểm tra thực đơn của bé để loại bỏ nguyên nhân dị ứng do hải sản, thịt, trứng hoặc các loại hạt. Nếu không phải dị ứng do thức ăn thì lúc này bạn có thể cân nhắc đến việc cho bé đổi sữa. Nếu bé có tiền sử dị ứng sữa hãy chọn một loại sữa công thức không chứa protein sữa bò hoặc sữa công thức thủy phân một phần.
4.8. Tham khảo ý kiến bác sĩ khi đổi sữa
Nếu đã đổi sữa cho bé từ 2 – 3 lần và quan sát phản ứng bé ít nhất 2 tuần mà bé vẫn không thích ứng được, bạn nên tìm đến bác sĩ để xác định nguyên nhân cũng như tìm giải pháp dinh dưỡng thay thế cho bé.
5. Cách đổi sữa cho bé sơ sinh theo từng giai đoạn
5.1 Với sữa Việt Nam
Sữa sản xuất tại Việt Nam có lợi thế về giá cả do giảm thiểu được các chi phí liên quan đến nhập khẩu. Hơn hết, bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Đặc biệt, sữa Việt Nam được phát triển theo thể trạng của trẻ em Việt Nam nên có hiệu quả hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Bảng quy đổi ký hiệu sữa Việt Nam phù hợp với bé
Độ tuổi của bé |
Từ 0 - 6 tháng |
Từ 6 - 12 tháng |
Trên 1 tuổi |
Ký hiệu |
1 – Step 1 |
2 – Step 2 |
3 – Step 123 |
5.2 Với sữa Nhật
Sữa Nhật Bản được thiết kế để có thành phần gần giống với sữa mẹ nhất, đồng thời cung cấo đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như DHA, ARA, vitamin A, D, K, B6,... hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé.
Bảng quy đổi ký hiệu sữa Nhật phù hợp với bé
Độ tuổi của bé |
Từ 0 - 12 tháng |
Từ 1 - 3 tuổi |
Trên 3 tuổi |
Ký hiệu |
0 - 1 |
2 - 9 |
3 - 4 |
5.3 Với sữa Hàn Quốc
Đối với những bé có hệ tiêu hóa nhạy cảm, sữa Hàn Quốc chắc chắn là một lựa chọn đáng cân nhắc. Loại sữa này có chứa đạm whey thủy phân và chất xơ GOS, giúp cải thiện khả năng tiêu hóa của trẻ cũng như hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng và phát triển chiều cao.
Bảng quy đổi ký hiệu sữa Hàn Quốc phù hợp với bé
Độ tuổi của bé |
Từ 0 - 3 tháng |
Từ 3 - 6 tháng |
Từ 6 - 12 tháng |
Trên 1 tuổi |
Ký hiệu |
1 |
1 - 2 |
1 - 3 |
3 - 4 |
5.4 Với sữa Anh
Sữa Anh nổi bật với công thức bổ sung tổ hợp men vi sinh Immunortis giúp củng cố và tăng cường hàng rào đề kháng tự nhiên của bé. Bên cạnh đó, sữa còn chứa hệ chất xơ GOS hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cùng với các dưỡng chất thiết yếu khác cần thiết cho bé phát triển.
Bảng quy đổi ký hiệu sữa Anh phù hợp với bé
Độ tuổi của bé |
Từ 0 - 6 tháng |
Từ 6 - 12 tháng |
Từ 1 - 2 tuổi |
Từ 2 - 3 tuổi |
Ký hiệu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5.5 Với sữa Pháp
Sữa Pháp được đánh giá cao về hàm lượng dinh dưỡng cũng như khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ nhờ chứa các kháng thể IgG, IgE. Mặt khác, các chất béo tự nhiên từ dầu hạt cải, hạt hướng dương và dầu cọ trong sữa Pháp cũng được cho là tốt cho sự phát triển hệ tiêu hóa của trẻ. Loại sữa này còn cung cấp hàm lượng vitamin D, canxi cao hỗ trợ phát triển chiều cao và xương khớp chắc khỏe cho bé.
Bảng quy đổi ký hiệu sữa Pháp phù hợp với bé
Độ tuổi của bé |
Từ 0 - 6 tháng |
Từ 6 - 12 tháng |
Trên 1 tuổi |
Ký hiệu |
1 |
2 |
3 - 4 |
5.6 Với sữa Mỹ
Sữa có nguồn gốc từ Mỹ luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bà mẹ Việt Nam nhờ vào chất lượng vượt trội. Sữa Mỹ có chứa đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho bé trong giai đoạn đầu đời và được sản xuất, kiểm nghiệm khắt khe theo quy trình đạt chuẩn quốc tế.
Bảng quy đổi ký hiệu sữa Mỹ phù hợp với bé
Độ tuổi của bé |
Từ 0 - 6 tháng |
Từ 6 - 12 tháng |
Trên 1 - 3 tuổi |
Ký hiệu |
1 - Newborn |
2 |
3 |
6. Lưu ý khi đổi sữa cho bé
- Không đổi sữa liên tục theo quảng cáo vì có thể gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Theo dõi phản ứng của bé trong 2 tuần sau khi đổi sữa xem có gì bất thường hay không.
- Trường hợp bé có phản ứng khi đổi sữa, cần xác định xem nguyên nhân là do sữa hay thực đơn bé có thành phần gây kích ứng.
- Mỗi loại sữa có hệ vi sinh riêng, việc thay đổi sữa liên tục sẽ làm xáo trộn hệ vi sinh đường ruột của bé gây ra các vấn đề tiêu hóa và hấp thu.
- Khi đổi sữa cho bé cần pha trộn sữa cũ và sữa mới theo tỷ lệ tăng dần.
- Chọn mua sữa từ các thương hiệu hoặc cửa hàng uy tín để đảm bảo an toàn cho bé.
- Luôn tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về cách pha sữa, liều lượng và lưu ý và độ tuổi sử dụng.
Hy vọng rằng qua những thông tin trên, bạn đã có thêm kinh nghiệm trong cách đổi sữa cho bé. Không chỉ chế độ dinh dưỡng mà ngay cả chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé. LIÊN Á tự hào là thương hiệu chăm sóc giấc ngủ cao cấp với các sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế, đảm bảo an toàn và lành tính cho da bé giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn.